Lúa là cây trồng chủ đạo của Việt Nam, đặc biệt là vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài việc lựa chọn giống lúa năng suất cao thì việc bón quân khoa học cho lúa vô cùng quan trọng. Nếu bón không đúng cách vừa khiến đất bạc màu, cây bệnh, năng suất thấp mà lại tốn nhiều chi phí, nhân lực của bà con. Bởi vậy, bài viết dưới đây Bio Việt Nam sẽ chia sẻ với bà con quy trình bón phân cho lúa khoa học giúp tăng cao năng suất và chất lượng.
Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây lúa
Cây lúa trải qua một chu trình sinh trưởng dài, tuỳ vào điều kiện khí hậu mỗi vùng mà thời gian gieo cấy sẽ khác nhau. Miền Bắc có vụ lúa mùa và vụ lúa chiêm, còn miền Nam thì có vụ hè thu, vụ mùa và vụ chiêm. Từ khi gieo cấy đến khi thu hoạch cây lúa đề trải qua 4 giai đoạn: sa/cấy, đẻ nhánh, làm đòng, trổ bông và thành hạt.
Giai đoạn gieo sạ
Giai đoạn gieo sạ là bước đầu tiên trong quá trình trồng lúa. Sau khi chuẩn bị đất đai và nước tưới, hạt lúa được gieo xuống đất. Hạt lúa sẽ nảy mầm, phát triển thành cây con trong điều kiện môi trường ẩm ướt. Trong giai đoạn này, việc chọn giống lúa phù hợp với điều kiện khí hậu và đất đai rất quan trọng.
Giai đoạn này kéo dài khoảng 20 ngày, điều quan trọng trong giai đoạn này là bà con cần làm đất và lựa chọn phân bón chất lượng để cây lúa phát triển tốt về sau.
Giai đoạn đẻ nhánh
Sau khi cây lúa phát triển được một thời gian, nó sẽ bắt đầu đẻ nhánh. Giai đoạn này có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của cây lúa, vì số lượng nhánh là yếu tố quyết định đến số lượng bông và hạt lúa trong mỗi cây. Việc cung cấp đủ dinh dưỡng trong giai đoạn này rất quan trọng để cây lúa phát triển khỏe mạnh và có nhiều nhánh.
Giai đoạn này kéo dài khoảng 40 ngày tính tới lúc cây lúa làm đòng. Bởi vậy, ngoài phân bón NPK tổng hợp thì bà con cần bổ sung các loại phân bón hữu cơ sinh học giúp cho cây lúa đẻ nhánh nhanh, khoẻ, hạn chế sâu bệnh về sau.
Giai đoạn làm đòng, trổ bông, thành hạt
Giai đoạn này là bước chuyển tiếp từ việc phát triển thân lá sang quá trình ra hoa và kết hạt. Cây lúa sẽ hình thành đòng, sau đó trổ bông và cuối cùng hình thành hạt lúa. Đây là giai đoạn quyết định năng suất của vụ mùa.
Nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa
Cây lúa cần một lượng dinh dưỡng đa dạng để phát triển khỏe mạnh, bao gồm các nguyên tố như đạm, lân, kali và các vi chất khác.
Nhu cầu dinh dưỡng
- Đạm (N): Cần thiết cho sự phát triển của thân và lá cây. Đạm giúp cây lúa sinh trưởng mạnh mẽ và tạo ra năng suất cao.
- Lân (P): Đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành rễ và phát triển hạt. Lân còn giúp cây lúa phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn làm đòng và trổ bông.
- Kali (K): Cần thiết cho việc điều tiết nước trong tế bào và giúp cây chống lại sâu bệnh. Kali giúp lúa phát triển bền vững và có sức đề kháng tốt.
- Các vi chất: Các yếu tố vi lượng như sắt, mangan, kẽm, đồng… cũng quan trọng để cây lúa phát triển toàn diện.
Các loại phân thường dùng cho lúa
- Phân đạm: Giúp cây lúa phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn sinh trưởng và đẻ nhánh.
- Phân lân: Cung cấp năng lượng cho cây trong giai đoạn ra hoa và kết hạt.
- Phân kali: Tăng cường sức đề kháng của cây và cải thiện chất lượng hạt lúa.
- Phân bón hữu cơ: Cung cấp các chất dinh dưỡng tự nhiên giúp cải thiện cấu trúc đất và tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cây.
Vai trò của phân bón lúa với cây lúa
Phân bón đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho cây lúa. Việc bón phân đúng cách và đủ lượng giúp cây phát triển khỏe mạnh, phòng chống sâu bệnh, tăng cường khả năng chống chịu với điều kiện thời tiết khắc nghiệt và cuối cùng là cải thiện năng suất, chất lượng lúa.
Quy trình bón phân cho lúa
Để cây lúa phát triển tốt và đạt năng suất cao, quy trình bón phân cần được thực hiện đúng thời điểm và đúng lượng.
Công thức bón phân cho lúa giai đoạn 1-2
Trước khi cấy hoặc sạ bà con cần bón lá trước 1 tuần để đất được tơi xốp và giàu dưỡng chất. Trong giai đoạn này bà con sử dụng phân chuồng, lân là chủ yếu và kèm thêm đạm và Kali. Với công thức kết hợp là: 150kg phân bón vi sinh + 20kg lân, kali.
Khi lúa đã bén rễ hồi xanh thì bà con tiến hành bón thúc cho lúa đẻ nhánh nhanh, trổ đòng, vô hạt hữu hiệu.
Lần 1 (giai đoạn mạ/gieo sạ và đẻ nhánh): thường 7-10 NSS với các loại phân bón
Sau khi gieo sạ hoặc cấy từ 7-10 ngày lúa bắt đầu đẻ nhánh. Giai đoạn này bà con bón phân cho lúa với các loại phân: 70% đạm và lân. Ngoài ra, cần bổ sung thêm phân hữu cơ giúp cây tăng trưởng mạnh, đẻ nhánh khoẻ, đón đòng tốt.
- Phân đạm: 20-30kg/ha.
- Phân lân: 40-50kg/ha.
- Phân kali: 10-20 kg/ha.
- Phân bón hữu cơ Bio siêu đẻ nhánh: 1 chai 250ml cho 1 bình phun máy bay 5000 – 10.000m2.
Lần 2 (giai đoạn đẻ nhánh mạnh mẽ): bón thúc đẻ nhánh giai đoạn lúa sạ từ 18-20 ngày sau sạ/cấy.
- Phân đạm: 30-40kg/ha.
- Phân lân: 30-40kg/ha.
- Phân kali: 20-30kg/ha.
- Phân bón hữu cơ Bio siêu đẻ nhánh: 1 chai 250ml cho 1 bình phun máy bay 5000 – 10.000m2.
Công thức bón phân cho lúa giai đoạn 3
Sau khi lúa đã đẻ nhánh hữu hiệu bà con tiến hành chăm sóc lúa giai đoạn đón đòng để lúa đón đòng được hiệu quả cao. Giai đoạn này nên sử dụng Kali kết hợp với phân đạm để quá trình trổ bông được đều, hạt lúa không bị lép.
Giai đoạn làm đòng
- Phân đạm: 20-30kg/ha
- Phân lân: 20-30kg/ha
- Phân kali: 30-40kg/ha.
- Bio siêu đón đòng: pha 1 chai Bio siêu rước đòng 250ml cho 1 bình phun máy bay 5.00 – 10.000m2.
Giai đoạn lúa sau trổ bông
Đối với lúa dài thì sau 70 ngày bà con nên bón thúc, còn lúa ngắn ngày thì sau 50 ngày bà con bón thúc. Phân NPK tổng hợp cùng phân hữu cơ giúp cây lúa khỏe, tối ưu quá trình sinh trưởng.
- Đạm: 20-30kg/ha
- Kali: 20-30kg/ha
- Bio siêu vô gạo: 250ml cho 1 bình máy bay phun 5.000 – 10.000m2
Giai đoạn nuôi hạt
Giai đoạn trước thu hoạch 25 ngày bà con nên bón thúc bằng phân hữu cơ hoặc phân bón lá để giúp hạt lúa được chắc và mẩy hơn. Đồng thời thân lúa cứng để hạn chế bị đổ, gãy khi gặp thời tiết không thuận lợi.
- Phân đạm (N): 2-3 kg/sào Nam Bộ (20-30 kg/ha).
- Phân kali (K): 2-3 kg/sào Nam Bộ (20-30 kg/ha).
Giai đoạn lúa đỏ đuôi
Giai đoạn này bà con nên bón thêm Kali để lúa cứng cây, bông chắc và hạt thóc mẩy, hạn chế nứt hạt. Thời điểm bón từ 7-10 ngày trước khi thu hoạch.
- Phân kali (K): 2-3 kg/sào Nam Bộ (20-30 kg/ha).
Những lưu ý khi bón phân cho lúa
- Bón phân đúng thời điểm: Việc bón phân cần được thực hiện đúng giai đoạn sinh trưởng của cây lúa để phát huy tác dụng tối đa.
- Chọn loại phân phù hợp: Cần căn cứ vào nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa và tình trạng đất để chọn loại phân bón phù hợp.
- Không bón quá nhiều phân đạm: Việc sử dụng quá nhiều phân đạm có thể gây ra hiện tượng lúa bị lép hạt, giảm năng suất.
- Bón phân hữu cơ: Sử dụng phân hữu cơ giúp cải thiện cấu trúc đất và tăng cường độ màu mỡ của đất.
Bio Việt Nam – top 1 phân bón hữu cơ cho lúa
Bio Việt Nam cung cấp các sản phẩm phân bón hữu cơ chất lượng, giúp tăng năng suất và chất lượng cây lúa. Các sản phẩm của Bio Việt Nam được sản xuất từ nguyên liệu tự nhiên, an toàn cho cây trồng và môi trường.
Bio siêu đẻ nhánh
Sản phẩm giúp kích thích sự đẻ nhánh của cây lúa, giúp cây lúa phát triển mạnh mẽ, nhiều nhánh, từ đó tăng năng suất.
Bio siêu rước đòng
Giúp kích thích quá trình làm đòng, giúp cây lúa ra đòng đều và đẹp, tăng tỷ lệ trổ bông và kết hạt.
Bio siêu vô gạo
Sản phẩm giúp cây lúa phát triển hạt tốt hơn, đảm bảo chất lượng gạo khi thu hoạch, giúp nâng cao năng suất và giá trị kinh tế của vụ mùa.
Với sự hỗ trợ của phân bón hữu cơ Bio Việt Nam, cây lúa sẽ có điều kiện phát triển mạnh mẽ, khỏe mạnh, và đạt năng suất cao, mang lại hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân.