Menu
  • 087 633 8197
  • biovietnam.com.vn@gmail.com
  • 087 633 8197
  • biovietnam.com.vn@gmail.com

Mắc Ca Sau Thu Hoạch Cần Chăm Sóc Như Nào?

Ngày đăng 16 Tháng mười, 2024 Tác giả Chu Thơm

.Chăm sóc cây mắc ca sau thu hoạch là một bước quan trọng để đảm bảo cây tiếp tục phát triển khỏe mạnh. Và cho năng suất cao trong những mùa vụ tiếp theo. Sau khi thu hoạch, cây mắc ca cần được chăm sóc kỹ lưỡng. Để phục hồi và chuẩn bị cho quá trình ra hoa, đậu quả mới.

Việc bón phân, tỉa cành, và quản lý sâu bệnh là những công đoạn không thể thiếu để duy trì sức khỏe của cây mắc ca. Đặc biệt, cung cấp đủ dưỡng chất sẽ giúp cây phục hồi nhanh chóng. Tạo điều kiện cho sự phát triển của bộ rễ và cành lá. Từ đó tăng cường khả năng chống chịu thời tiết và sâu bệnh.

Chăm sóc đúng cách không chỉ giúp cây mắc ca cho trái đều đặn mà còn kéo dài tuổi thọ của cây. Mang lại hiệu quả kinh tế bền vững cho bà con nông dân.

Tình hình canh tác cây mắc ca hiện nay

Hiện nay, có 28 tỉnh trên cả nước trồng cây mắc ca với tổng diện tích khoảng 27.000 ha. Trong đó vùng Tây Nguyên chiếm hơn 65% diện tích. Diện tích trồng mắc ca đang có xu hướng mở rộng. Nhờ vào sự phù hợp với điều kiện khí hậu, địa hình và thói quen canh tác của các dân tộc tại Tây Nguyên.

Cây Mắc ca hiện nay đang mang đến giá trị kinh tế cao cho bà con nông dân

Cây Mắc ca hiện nay đang mang đến giá trị kinh tế cao cho bà con nông dân

Cây mắc ca được trồng theo phương thức thuần hoặc xen canh với cà phê. Giúp đa dạng hóa nguồn thu trên cùng một đơn vị diện tích. Gia tăng hiệu quả kinh tế, đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái.

Thông thường, cây mắc ca bắt đầu cho thu bói sau 4 năm trồng. Và đến năm thứ 7 sẽ cho thu hoạch ổn định với năng suất từ 3,0-4 tấn hạt/ha. Với mức giá hiện tại 80.000-100.000 đồng/kg hạt. Sau khi trừ chi phí, lợi nhuận đạt khoảng 200-250 triệu đồng/ha.

Nếu trồng xen mắc ca trong vườn cà phê, lợi nhuận trung bình đạt từ 80-120 triệu đồng/ha. Đây là loại cây trồng có yêu cầu kỹ thuật không quá cao, chi phí đầu tư thấp. Rất phù hợp để đa dạng hóa cơ cấu cây trồng và tăng thu nhập cho người dân.

Tại Tây Nguyên, mùa thu hoạch mắc ca kéo dài từ tháng 6 đến tháng 8. Mặc dù mắc ca là loại cây rừng, nhưng để cây sinh trưởng tốt, ra hoa, đậu quả ổn định và đạt năng suất cao. Bà con cần chú ý đến các biện pháp kỹ thuật chăm sóc sau thu hoạch để đảm bảo hiệu quả bền vững.

Tỉa cành tạo tán cho cây mắc ca sau thu hoạch quả

Tỉa cành cây mắc ca là một bước quan trọng để duy trì sự ổn định sinh lý của cây. Sau khi thu hoạch, cần cho cây thời gian nghỉ ngơi từ 10-15 ngày mà không thực hiện bất kỳ biện pháp kỹ thuật nào. Sau đó, tiến hành cắt bỏ các chồi non mọc thẳng (chồi vượt), tỉa các cành yếu đã ra quả nhưng không có khả năng cho quả ở vụ sau.

Đồng thời, loại bỏ các cành già cỗi, khô, yếu, cành đan xen hoặc đâm vào thân. Cũng như các cành mọc ở vị trí không mong muốn để ánh sáng có thể chiếu qua tán cây. Đối với những cây có tán rộng và rậm rạp, cần tiến hành cắt tỉa để thu gọn tán. Tạo điều kiện cho cây phát triển tốt hơn.

Tỉa cành - tạo tán để cây phát triển tốt hơn

Tỉa cành – tạo tán để cây phát triển tốt hơn

Đối với cây mắc ca có chiều cao vượt quá 4m, cần tiến hành điều chỉnh lại độ cao chung cho toàn vườn. Giữ ở mức từ 3-4m để phù hợp với việc chăm sóc và thu hoạch. Các dụng cụ dùng để cắt, tỉa cành phải được khử trùng kỹ lưỡng nhằm đảm bảo vệ sinh. Và tránh lây nhiễm bệnh hại cho cây.

Sau khi hoàn thành việc cắt tỉa, cần thu gom toàn bộ cành, thân cây đã cắt và chuyển đến khu vực phù hợp trong vườn. Việc này không chỉ giúp giữ vệ sinh cho vườn cây. Mà còn hạn chế sự lây lan của sâu bệnh, bảo vệ sức khỏe của cây trồng và môi trường xung quanh.

Bón phân cung cấp dinh dưỡng cho cây mắc ca phục hồi

Bón phân phục hồi vườn cây sau thu hoạch là một giải pháp kỹ thuật quan trọng. Giúp cây mắc ca khôi phục sinh lực sau giai đoạn dài mang quả. Giai đoạn phục hồi tốt sẽ thúc đẩy quá trình phân hóa mầm hoa. Đồng thời tăng khả năng chống chịu với các điều kiện khí hậu bất lợi.

Việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng giúp đảm bảo chất lượng hoa. Hỗ trợ quá trình thụ phấn và thụ tinh, từ đó gia tăng tỷ lệ đậu quả. Điều này không chỉ giúp tăng năng suất mà còn nâng cao hiệu quả kinh tế cho người trồng cây mắc ca.

Bón Trichoderma – cung cấp dinh dưỡng cho rễ khoẻ

Giai đoạn sau thu hoạch là thời điểm quan trọng để phục hồi và tái tạo sức sống cho vườn cây mắc ca. Bón phân và chăm sóc đúng cách sẽ giúp cây nhanh chóng hồi phục, chuẩn bị tốt cho mùa vụ sau. Đầu tiên, việc sử dụng phân bón xử lý đất Trichoderma là một bước không thể thiếu.

Trichoderma là vi sinh vật có lợi, giúp cải thiện hệ vi sinh đất, kích thích sự phát triển của rễ cây. Làm cho bộ rễ khỏe mạnh hơn và tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng.

>> Xem thêm: Tầm quan trọng của Trichoderma với đất và cây trồng

Đồng thời, Trichoderma còn có khả năng ngăn ngừa các loại nấm bệnh gây hại trong đất. Bảo vệ cây trồng khỏi những tác nhân gây bệnh từ gốc rễ.

Sử dụng phân bón lá cho cây công nghiệp SumoFarm 

Sau khi đã bón phân xử lý đất, phun phân bón SumoFarm – loại phân bón chuyên dụng cho cây công nghiệp. Sẽ giúp cây mắc ca phục hồi toàn diện. SumoFarm cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết để nuôi dưỡng cây. Giúp tán lá phát triển xanh tốt và khỏe mạnh.

Đặc biệt, phân bón này còn hỗ trợ cây trong việc tạo tán đều. Chuẩn bị tốt cho việc ra hoa và kết trái trong mùa vụ sau. Nhờ các thành phần dinh dưỡng vượt trội, SumoFarm không chỉ giúp cây tăng cường khả năng quang hợp. Mà còn nâng cao sức chống chịu với điều kiện thời tiết khắc nghiệt và các yếu tố bất lợi từ môi trường.

Bộ đôi phân bón cung cấp dinh dưỡng cho cây mắc ca sau thu hoạch

Bộ đôi phân bón cung cấp dinh dưỡng cho cây mắc ca sau thu hoạch

Sự kết hợp giữa phân bón xử lý đất Trichoderma và phân bón SumoFarm giúp cây mắc ca phục hồi nhanh chóng sau thu hoạch. Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển và năng suất cao trong những mùa vụ kế tiếp.

Chỉ bón phân khi đất đủ ẩm để đảm bảo cây hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất và tránh tình trạng cây bị sốc phân.

Phòng trừ sâu bệnh hại cây

Sau thu hoạch, việc quản lý sâu bệnh hại là yếu tố quan trọng giúp cây mắc ca phục hồi và phát triển khỏe mạnh. Bà con cần thường xuyên kiểm tra vườn, đặc biệt lưu ý đến các loại sâu bệnh. Như bệnh xì mủ, nấm địa y trên thân cành, và sâu đục thân.

Những loại sâu bệnh này nếu không được xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cây. Làm giảm khả năng chống chịu trước các điều kiện thời tiết bất thuận.

Để phòng trừ sâu hại, có thể sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất Spirotetramat, Azadirachtin, hoặc Cypermethrin. Đối với bệnh xì mủ thân, các hoạt chất như Dimethomorph + Mancozeb hoặc Mancozeb + Metalaxyl được khuyến cáo để phòng trừ hiệu quả.

Lưu ý, cần tuân thủ liều lượng và số lần phun theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Để đảm bảo an toàn cho cây trồng và môi trường xung quanh.

Để đảm bảo cây mắc ca phát triển bền vững và đạt năng suất cao trong những mùa vụ tiếp theo. Việc chăm sóc sau thu hoạch là vô cùng quan trọng.

Từ bón phân khi đất đủ ẩm, quản lý sâu bệnh hại đến áp dụng các biện pháp xử lý thích hợp. Tất cả đều góp phần giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh, tăng khả năng chống chịu với môi trường.

Bằng cách thực hiện đúng các quy trình chăm sóc và phòng trừ bệnh hiệu quả. Bà con sẽ tạo tiền đề vững chắc cho vườn mắc ca đạt được hiệu quả kinh tế cao. Và phát triển mô hình trồng cây ổn định trong thời gian dài.