Menu
  • 087 633 8197
  • biovietnam.com.vn@gmail.com
  • 087 633 8197
  • biovietnam.com.vn@gmail.com

Kiểm Soát Bệnh Ở Cây Chè

Ngày đăng 15 Tháng năm, 2024 Tác giả Chu Thơm

Giai đoạn chuyển mùa thường gây ra các bệnh ảnh hưởng đến quá trình sinh sản và phát triển của cây chè. Nếu không được phòng trừ đúng cách thì sẽ ảnh hưởng để năng suất và chất lượng của chè. 

Đặc điểm của cây chè khi bị bệnh

Khi cây chè bị bệnh, có một số đặc điểm nhận biết mà người trồng chè cần chú ý. 

Cây chè bị thay đổi màu sắc. Lá cây chè thường xuyên màu vàng hoặc nâu không tự nhiên. Có thể xuất hiện các vết đốm đen hoặc nâu trên lá. Có các vết nứt, thối rữa, hoặc phần thân cây bị thối. Cành cây có thể trở nên mềm và dễ gãy hơn. 

Kích thước lá và mầm bị ảnh hưởng. Mầm cây chè có thể phát triển không đồng đều hoặc không đạt kích thước bình thường. Có thể thấy cây chè có dấu hiệu chết đốm ở các cành hoặc lá. 

Cây chè bị bệnh thường có sản lượng trà thấp hơn so với cây khỏe mạnh. Chất lượng của trà cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các bệnh lý. Trà từ cây chè bị bệnh thường có mùi hương và vị khác thường so với trà từ cây khỏe mạnh. 

Việc nhận biết và xử lý các dấu hiệu này sớm là quan trọng để ngăn chặn sự lây lan của bệnh và bảo vệ sự phát triển và năng suất của cây chè

Các bệnh thường gặp ở cây chè

Cây chè có thể mắc nhiều loại bệnh khác nhau do nấm, vi khuẩn, virus, và các tác nhân khác gây ra. Việc nhận biết và phòng ngừa các bệnh này là rất quan trọng để đảm bảo cây chè phát triển khỏe mạnh và cho năng suất cao.

Rầy xanh

Rầy xanh là một loài côn trùng gây hại phổ biến cho cây chè. Cây chè bị rầy xanh phá sẽ làm lá và búp bị chùn lại. Rồi sẽ bị khô và lan dần theo 2 mép, từ đó lá và búp chè bị khô cháy, cong lại và rụng rất nhiều.  

Khi bị rầy xanh thì cây bị suy yếu, gầy, không có sức sống, khả năng kém phát triển và ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng sản lượng.

Cây chè bị rầy xanh tấn công thì lá sẽ cong thành hình bát, viền lá bị khô và héo lại. Nếu như không phát hiện sớm thì lá sẽ bị khô lại, chuyển sang màu thâm đen. Trong thời gian giao mùa thì rầy xanh sẽ phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là những chồi non. 

Bọ xít muỗi

Bọ xít muỗi thường gây hại cho cây chè thông qua hút dịch từ búp chè, lá non và cành non. Từ đó, cây chè bị giảm năng suất và chất lượng của chè. 

Bọ xít muỗi thích sống ở những nơi ẩm thấp, hay trên cây chè sinh trưởng tốt. Chúng thường sống theo nhóm 2 – 3 con tại búp chè hoặc lá non gần búp. 

Bọ xít muỗi gây hại mạnh khi nhiệt độ không khí vào khoảng 20 – 27 độ C và độ ẩm không khí trên 90%. Vì vậy, ta có thể chia các giai đoạn trong năm như: 

Thời kì đầu năm (vào các tháng 4 – tháng 5)

Thời kì giữa năm (vào khoảng tháng 7 – tháng 8)

Thời kì cuối năm (vào khoảng tháng 10 – tháng 12)

Triệu chứng của cây chè khi bị bọ xít muỗi gây hại

Vết chích của bọ xít lúc đầu bé như 1 giọt nước, sau đó chuyển dần sang màu nâu đậm với nhiều góc cạnh. Tiếp theo là các vết bệnh lớn, lá và búp chè mất nhựa, biến dạng. Hình dạng trở nên cong queo, khô và đen. 

Thường thì bệnh sẽ gây hại nặng bụi chè và các vùng nhỏ không đồng đều trên cả nương chè. Chè non sẽ gây nên hiện tượng sinh trưởng kém, nặng hơn sẽ là cành và cây chè suy yếu, chết khô nhanh hơn. 

Nhện đỏ hại chè

Dòng nhện đỏ chủ yếu ở gân chính của mặt dưới lá và cuống lá. Nhện đỏ tạo ra các vết châm, các mảng thâm đen cùng vết nứt ngang nhỏ. Cây chè chịu tổn thương nghiêm trọng với búi chè mạnh bị xơ xác, lá chè trở nên mỏng, già, và lá bánh tẻ rụng rời.

Nhện di chuyển rất nhanh và nhả tơ tạo thành lớp ở mặt lá. Nhện hại lá trở nên lá bị phồng rộp, cằn lại, vàng và thô cứng hơn. Lá bị khô dẫn đến sản lượng không nhiều. Khi gặp tình trạng nhện nhiều ở nương chè, lá bị giảm phẩm chất và năng suất. 

Điều kiện để phát triển nhện đỏ là trong thời kì khô hạn kéo dài, thời tiết ẩm và lạm dụng quá nhiều các loại thuốc, phân bón khác nhau. 

Chăm sóc cây chè an toàn 

Để cây chè phát triển tốt, bà con cần có những biện pháp chăm sóc cây chè. 

Cây chè là một loại cây trồng quan trọng, yêu cầu sự cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và cân đối để phát triển tốt, đạt năng suất cao và chất lượng chè tốt. Hiện nay bà con đang quản lý nhu cầu dinh dưỡng cho cây chè thông qua phân bón hữu cơ, phân bón vô cơ, và phân bón lá. 

Nên cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và cân đối đối với từng giai đoạn. 

Đạm

Đạm là chất dinh dưỡng quan trọng nhất đối với cây chè. Nó đóng vai trò chủ yếu trong việc hình thành protein và các hợp chất hữu cơ cần thiết cho sự tăng trưởng. Đạm giúp cây chè phát triển lá xanh tốt, tăng cường quá trình quang hợp và nâng cao năng suất lá chè.

Các chất vi lượng như Kẽm, BO, Đồng

Tất cả các chất vi lượng đều tham gia vào quá trình phát triển của cây chè. Giúp cho cây chè tốt bề, cây khoẻ, ít sâu bệnh, cho năng suất cao và chất lượng chè rất tốt. 

Kẽm cần thiết cho quá trình tổng hợp diệp lục; BO quan trọng cho sự phân chia tế bào và phát triển mô mới; Đồng cần cho sự hình thành lignin trong thành tế bào. 

Canxi

Canxi là thành phần quan trọng của thành tế bào, giúp cây chè có cấu trúc vững chắc. Nó cũng tham gia vào quá trình trao đổi chất và điều tiết pH trong cây. Canxi giúp cây chè phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là trong điều kiện đất chua.

Kali

Kali có tác dụng điều hòa lượng nước trong cây, tăng cường khả năng chống chịu của cây với các điều kiện bất lợi như hạn hán và sâu bệnh. Kali cũng giúp cải thiện chất lượng lá chè, tăng độ dày của lá và hàm lượng chất tan trong lá, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm chè.

Lân

Lân là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình phát triển rễ và thúc đẩy quá trình ra hoa. Nó cũng đóng vai trò quan trọng trong việc truyền năng lượng trong cây và là thành phần chính của axit nucleic và ATP. Lân giúp cây chè có hệ rễ phát triển mạnh, hấp thu chất dinh dưỡng hiệu quả.

Cây chè cần một chế độ dinh dưỡng cân đối và đầy đủ để phát triển mạnh mẽ, cho năng suất và chất lượng cao. Việc bón phân hợp lý, đúng loại và đúng lượng sẽ giúp cây chè phát triển khỏe mạnh, chống chịu tốt với điều kiện môi trường và cho ra những lá chè tốt nhất, phục vụ cho việc sản xuất các loại trà chất lượng cao.

Bio Chè – tăng sức đề kháng cho cây 

Phân bón lá Bio Chè là sản phẩm hữu cơ tự nhiên được lên men vi sinh từ chuối, trứng gà, đậu tương,… cùng các nguyên tố đa vi lượng thiết yếu cho cây chè. Phân bón dành riêng cho cây chè cần đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu như đạm, lân, kali, và các nguyên tố vi lượng. 

Phân bón Bio Chè vượt trội hơn các sản phẩm khác. Tăng sức đề kháng sâu bệnh cho cây chè. Chống chịu được thời tiết bất lợi trong vụ mùa. 

Giúp cây chè hồi phục sau khi thu hoạch. Búp chè đẹp hơn, đảm bảo được chất lượng cho lứa sau. Cây chè khi được phun thì ra mầm mạnh, ra tăng cành, tăng số búp nhánh.

Sử dụng phân bón Bio Chè như nào cho hiệu quả

Pha 1 chai 500ml với bình 400 – 500 lít nước sạch. Phun đều phủ lá. Nên phun vào sáng hoặc chiều mát. 

Bà con phun trước khi thu hoạch 7 – 10 ngày. Phun sau thu hoạch. 

Cung cấp đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng cho cây chè là yếu tố then chốt để đảm bảo cây phát triển khỏe mạnh, cho năng suất cao và chất lượng tốt. Việc sử dụng các loại phân bón hữu cơ kết hợp với thuốc bảo vệ thực vật sẽ giúp cây chè hấp thu được các chất dinh dưỡng cần thiết một cách hiệu quả.

Ngoài ra, việc áp dụng đúng kỹ thuật bón phân và theo dõi sát sao tình trạng sinh trưởng của cây chè sẽ giúp tối ưu hóa quá trình trồng trọt, giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả kinh tế.

Hy vọng rằng những kiến thức về dinh dưỡng cho cây chè được chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp ích cho những người trồng chè trong việc chăm sóc và quản lý vườn chè của mình một cách hiệu quả nhất. 

Chúc bà con thành công và có những vụ mùa bội thu!