Menu
  • 087 633 8197
  • biovietnam.com.vn@gmail.com
  • 087 633 8197
  • biovietnam.com.vn@gmail.com

Chăm Sóc Thanh Long Đúng Cách Thu Hoạch Vượt Mong Đợi

Ngày đăng 5 Tháng chín, 2024 Tác giả Chu Thơm

Kỹ thuật trồng và chăm sóc thanh long là một trong những yếu tố quyết định đến năng suất và chất lượng trái. Với điều kiện khí hậu thuận lợi và đất đai phù hợp. Cây thanh long đã trở thành loại cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao cho nhiều nông dân. Tuy nhiên, để đạt được những vụ mùa bội thu, người trồng cần nắm vững các kỹ thuật từ khâu chọn giống, cách trồng, đến quy trình chăm sóc, bảo vệ cây trồng trước các yếu tố ngoại cảnh và sâu bệnh.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến thanh long

Để một vườn thanh long phát triển cần có những kỹ thuật chăm sóc hết sức cẩn thận. Đáp ứng những yếu tố cần thiết cho cây trồng để cuối vụ thu hoạch đạt năng suất tối đa.

Để thanh long phát triển cần đáp ứng đủ về nhiệt độ, xử lý đất, độ ẩm và cách hom giống

Để thanh long phát triển cần đáp ứng đủ về nhiệt độ, xử lý đất, độ ẩm và cách hom giống

Đất trồng

Đất trồng thanh long đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định năng suất và chất lượng cây trồng. Để cây phát triển tốt, đất cần phải tơi xốp, đảm bảo sự thông thoáng cho bộ rễ hô hấp và hấp thụ dưỡng chất. Khả năng thoát nước của đất cũng rất quan trọng.

Bởi nếu đất bị ngập úng thường xuyên sẽ gây ra hiện tượng thối rễ, làm giảm sức khỏe và năng suất của cây. Loại đất thích hợp nhất là đất pha cát, có độ pH trung tính đến hơi kiềm. Bằng cách cải thiện chất lượng đất, người trồng thanh long có thể đảm bảo cây phát triển khỏe mạnh và đạt hiệu quả kinh tế cao.

Đất phải được cày bừa kỹ trong mùa nắng, phơi đất, trừ cỏ dại. Cày bừa, làm cỏ không kỹ sau này chi phí trừ cỏ sẽ rất cao, cỏ nguy hiểm trên đất phèn là cỏ tranh, cỏ ống, cỏ sâu róm,…

Độ ẩm

Thanh long là loại cây chịu hạn tốt, nhưng khi nắng hạn kéo dài, cây sẽ bị suy yếu và giảm năng suất đáng kể. Khi thiếu nước, cây thanh long biểu hiện qua việc cành mới ít hình thành và phát triển rất chậm, cành teo lại, chuyển sang màu vàng, tỉ lệ rụng hoa trong đợt đầu tiên có thể lên tới hơn 80%, và quả nhỏ hơn bình thường.

Tùy thuộc vào độ ẩm của đất, nhịp độ tưới có thể thay đổi từ 3 – 7 ngày/lần. Đối với thanh long trồng có xử lý ra hoa bằng đèn, việc tưới nước vào mùa nắng cần được chủ động, thường vào buổi sáng.

Ở các vùng đất phèn, việc tưới bổ sung có thể đem lại kết quả tốt, nhưng cần chú ý không để nước tưới có độ pH quá thấp. Ngoài ra, mặc dù cây họ xương rồng chịu hạn tốt, nhưng chúng khá nhạy cảm với độ mặn, vì vậy cần cẩn thận ở những vùng có hiện tượng nhiễm mặn trong mùa nắng.

Nhiệt độ

Nhiệt độ phù hợp nhất cho cây thanh long phát triển là từ 20°C đến 35°C. Ở khoảng nhiệt độ này, cây sinh trưởng tốt, ra hoa, kết trái đều và cho năng suất cao.

Nếu nhiệt độ xuống dưới 10°C hoặc vượt quá 40°C trong thời gian dài, cây có thể bị suy yếu, ngừng phát triển và giảm năng suất.

Mặc dù thanh long có khả năng chịu hạn và chịu nhiệt tốt, nhưng điều kiện nhiệt độ quá khắc nghiệt sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cành, hoa và quả.

Hom giống

Khi chọn cành thanh long để làm hom giống, cần đảm bảo cành có những tiêu chuẩn sau: tuổi cành từ 1 – 2 năm, chiều dài hom từ 50 – 70 cm là tốt nhất. Cành phải mập, có màu xanh đậm, không bị khuyết tật và sạch bệnh.

Các mắt mang chùm gai phải đều, mẩy, và có khả năng nảy chồi tốt. Sau khi chọn được hom đạt chuẩn, cần dựng hom nơi thoáng mát, trên nền đất khô ráo. Sau khoảng 10 – 15 ngày khi hom bắt đầu nhú rễ, có thể đem đi trồng.

Cung cấp dinh dưỡng chất cho thanh long như nào?

Đối với những vườn trồng thanh long cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để cây phát triển và quả đạt được kích thước như mong muốn.

Phân bón cho giai đoạn kiến thiết cơ bản

Giai đoạn kiến thiết cơ bản là từ lúc trồng cho đến khi cây đạt 2 năm tuổi.

Năm thứ nhất

  • Phân hữu cơ: Bón lót một ngày trước khi trồng và sau khoảng 6 tháng, với lượng từ 10 – 15 kg phân chuồng hoai mục và 0,5 kg supe lân cho mỗi trụ. Có thể thay thế phân chuồng bằng phân hữu cơ vi sinh, sử dụng khoảng 1 – 2 kg/trụ.
  • Phân hóa học: Bón định kỳ hàng tháng, mỗi lần sử dụng từ 50 – 80 gam ure và 100 – 150 gam NPK 20-20-15 cho mỗi trụ. Phân được rải xung quanh gốc cây, cách gốc từ 20 – 40 cm, sau đó phủ rơm hoặc mụn dừa và tưới nước cho phân tan hoàn toàn.

Năm thứ hai

  • Phân hữu cơ: Bón vào đầu và cuối mùa mưa, với liều lượng từ 15 – 20 kg phân chuồng hoai mục cùng 0,5 kg supe lân cho mỗi trụ. Có thể thay thế phân chuồng bằng phân hữu cơ vi sinh, với lượng 3 – 4 kg/trụ.
  • Phân hóa học: Bón định kỳ hàng tháng, mỗi lần sử dụng 80 – 100 gam ure và 150 – 200 gam NPK 20-20-15 cho mỗi trụ.

Phân bón giai đoạn kinh doanh

Phân hữu cơ

Bón 2 lần vào đầu và cuối mùa mưa, sử dụng từ 20 – 30 kg phân chuồng hoai mục và 0,5 kg supe lân hoặc lân Văn Điển cho mỗi trụ. Có thể thay thế phân chuồng bằng phân hữu cơ vi sinh với liều lượng 3 – 5 kg/trụ.

Phân hóa học

Trước khi cây ra hoa 20 – 25 ngày: Tỷ lệ NPK phù hợp là (1:2:2) hoặc (1:3:2). Bổ sung thêm phân bón qua lá với Siêu tạo mầm hoa. Sản phẩm cung cấp đầy đủ dưỡng chất và hàm lượng Kali phù hợp giúp cây ra hoa đồng loạt, tạo mầm hoa khỏe và tăng khả năng thụ phấn.

Giai đoạn nuôi nụ và quả: Sử dụng phân có tỷ lệ N và K cao hơn P, như (3:1:2), (2:1:2), (2:1:3), hoặc (1:1:1). Kết hợp với chất điều hòa sinh trưởng GA3, NAA vào giai đoạn nhú nụ và kết thúc thụ phấn. Bổ sung thêm phân bón lá Siêu Đậu Quả Chống Rụng để chống rụng quả non do thiếu Bo. Tăng khả năng đậu trái, hạn chế khô hoa.

Kỹ thuật bón phân

Mùa thuận (chính vụ), chia làm 4 đợt bón:

  • Đợt 1: Sau khi kết thúc vụ nghịch (đợt thắp đèn cuối cùng), tùy vào tình trạng cây, áp dụng NPK tỷ lệ (1:1:0,75) như NPK 20-20-15 + TE hoặc tỷ lệ (2:2:1) như NPK 16-16-8 + TE, với liều lượng 400 – 500 gam/trụ. Kết hợp phun phân bón lá có hàm lượng N cao như NPK 30-10-10 từ 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 7 ngày.
  • Đợt 2: Trước khi ra hoa, bón 400 – 500 gam NPK 20-20-15 + TE hoặc 500 – 700 gam NPK 16-16-8 + TE, có thể kết hợp phân bón lá có hàm lượng P cao như NPK 10-60-10.
  • Đợt 3: Khi cây có nụ, bón 300 – 400 gam NPK 24-10-22 + TE hoặc 400 – 500 gam NPK 18-6-12 + TE hay NPK 15-15-15 + TE.
  • Đợt 4: Khoảng 40 – 45 ngày sau lần thứ 3, bón 300 – 400 gam NPK 24-10-22 + TE hoặc 400 – 500 gam NPK 18-6-12 + TE, kết hợp phun qua lá Canxi và Bo.

Bà con lựa chọn sản phẩm Super Lân Canxi Bo Kẽm – giúp cung cấp dinh dưỡng, đặc biệt bổ sung Canxi, Bo, Silic,… dạng siêu nhỏ. Cây dễ dàng hấp thụ trực tiếp, hạn chế nứt và thối trái, nuôi trái lớn nhanh, chống vẹo quả và đẹp mã.

Sau đó bổ sung thêm Phân bón lá Kali Hữu Cơ Bo để tạo ngọt, phun trước thu hoạch 20 – 30 ngày. Phân bón lá Kali Hữu Cơ được coi là “thực phẩm chức năng cho cây trồng” – cung cấp Kali và các dưỡng chất cần thiết để thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng. Mang lại trái ngọt ngào, đẹp mã, làm cho hương vị quả thơm và tăng khả năng bảo quản.

Sản phẩm này kích thích quá trình phát triển của trái, giúp trái lớn nhanh và đạt kích thước lý tưởng.

Phòng trừ sâu bệnh hại thanh long

Để phòng trừ sâu bệnh hại hiệu quả cho cây thanh long, việc sử dụng kết hợp hai sản phẩm Adibom 500 và Mocabi SL là giải pháp tối ưu. Adibom 500 với hoạt chất mạnh mẽ giúp tiêu diệt nhanh chóng các loại sâu bọ gây hại, bảo vệ cây khỏi các tác nhân làm suy yếu và giảm năng suất.

>>> Xem thêm: Thuốc đặc trị côn trùng chích hút Adibom 500 cho cây trồng

Mocabi SL, nhờ vào khả năng kháng nấm vượt trội, giúp ngăn ngừa và kiểm soát các loại nấm bệnh gây hại phổ biến trên cây thanh long, đồng thời thúc đẩy sức khỏe tổng thể cho cây trồng. Sự kết hợp này không chỉ hạn chế sâu bệnh, mà còn giúp cây thanh long phát triển mạnh mẽ, ổn định và bền vững suốt mùa vụ.

Bộ đôi phòng trừ sâu bệnh cho thanh long: Mocaibi SL và Adibom 500

Bộ đôi phòng trừ sâu bệnh cho thanh long: Mocaibi SL và Adibom 500

Kỹ thuật tỉa cành, tạo tán cho cây thanh long

Sau khi trồng 2 – 3 tuần, khi cây bắt đầu ra nhiều chồi, tiến hành tỉa bỏ các chồi yếu, nhỏ và những nhánh mọc ngang (nhánh tai chuột), chỉ giữ lại 2 – 3 chồi to, khỏe để cho leo lên giàn trụ, nhằm tạo tán cho cây sau này.

Uốn cành: Khi cành đã dài vượt qua đỉnh trụ khoảng 30 – 40 cm, tiến hành uốn cành xuống nằm trên đỉnh trụ. Việc uốn cành nên thực hiện vào buổi trưa khi trời nắng để cành mềm và dễ uốn cong. Dùng dây ni lông hoặc dây vải buộc cành lại để tạo tán cây hình dù, đồng thời giúp cây mau ra chồi mới.

Tỉa cành: Từ năm thứ hai trở đi, tiến hành tỉa nhẹ để tạo tán và định hình cho cây. Loại bỏ các cành đã cho quả và nằm khuất bên trong. Đến cuối năm thứ ba, mỗi trụ nên giữ lại khoảng 100 cành.

Tỉa nụ, tỉa quả để cây phát triển tốt

Sau khi nụ hoa xuất hiện khoảng 5 – 7 ngày, tiến hành tỉa bỏ các hoa bị dị dạng, sâu bệnh và loại bớt hoa trên những cành có quá nhiều, chỉ giữ lại những hoa phát triển tốt và mọc cách xa nhau.

Sau khi hoa nở 5 – 7 ngày, thực hiện tỉa quả, mỗi cành chỉ giữ lại 1 – 2 quả khỏe mạnh, không bị sâu bệnh. Việc để lại quá nhiều quả trên cành có thể khiến quả nhỏ, không đạt kích thước yêu cầu của thị trường.

Thời gian thu hoạch hợp lý

Thanh long ruột trắng nên được thu hoạch vào khoảng 30 – 34 ngày sau khi hoa nở. Đối với thanh long ruột đỏ, thời điểm thu hoạch là 29 – 32 ngày sau khi hoa nở, và thanh long tím hồng đạt độ chín thu hoạch sau 30 – 33 ngày.

Khi thu hái, sử dụng kéo hoặc liềm để cắt quả, cần thao tác nhẹ nhàng, tránh làm quả bị trầy xước. Sau khi thu hoạch, quả không nên đặt trực tiếp lên mặt đất mà cần cho vào giỏ hoặc sọt có lót nệm, giữ nơi thoáng mát. Ngay sau đó, quả cần được vận chuyển về địa điểm xử lý, đóng gói và bảo quản.

Để thanh long đạt năng suất vượt trội, việc chăm sóc đúng kỹ thuật là yếu tố quan trọng hàng đầu. Từ khâu tỉa cành, tỉa nụ, đến bón phân và phòng trừ sâu bệnh, mỗi giai đoạn đều cần thực hiện một cách cẩn thận và khoa học.

Kết hợp với việc thu hoạch đúng độ chín, bảo quản kỹ lưỡng, cây thanh long không chỉ phát triển khỏe mạnh mà còn mang lại sản lượng cao và chất lượng tốt. Nhờ sự chăm sóc đúng cách, bà con nông dân có thể yên tâm đạt được những mùa vụ bội thu và nâng cao giá trị kinh tế.