Sau những đợt mưa lũ kéo dài, việc chăm sóc cây trồng trở nên vô cùng quan trọng để giúp cây phục hồi nhanh chóng và giảm thiểu thiệt hại. Cây lúa, rau màu, và cây ăn quả đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ ngập úng, xói mòn đất, và dịch bệnh phát sinh sau mưa bão.
Bà con cần thực hiện các biện pháp khắc phục kịp thời. Bao gồm khơi thông dòng chảy, xử lý chất thải trên cây trồng, và sử dụng phân bón hợp lý. Nhằm đảm bảo sự phát triển ổn định cho vụ mùa tiếp theo.
Một số biện pháp chăm sóc cây lúa
Vào mùa mưa, thời tiết mưa nhiều có thể gây đổ ngã và ngập úng, ảnh hưởng đến chất lượng lúa. Thời tiết nắng – mưa xen kẽ và độ ẩm cao. Tạo điều kiện thuận lợi cho dịch hại phát triển gây hại cho lúa ở mọi giai đoạn sinh trưởng.
Khi lúa sau sạ đến giai đoạn đẻ nhánh mà gặp mưa lũ, hạt thóc chưa kịp nảy mầm sẽ dễ bị cuốn trôi, gây mất giống. Trong trường hợp này, bà con cần chờ nước rút và sạ lại ngay để đảm bảo năng suất.
Đối với diện tích lúa từ 7 – 10 ngày sau sạ bị ngập nước, cây lúa con thường bị yếu và gãy dập, ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng. Để khắc phục, cần nhanh chóng rút nước, đồng thời bổ sung phân khô và phun phân bón lá Bio Siêu Đẻ Nhánh. Phân bón này giúp kích thích ra rễ mới, làm cây cứng cáp hơn và thúc đẩy quá trình đẻ nhánh hiệu quả. Giúp cây lúa phục hồi nhanh chóng sau ngập lụt.
Trong giai đoạn làm đòng, cây lúa nếu bị ngâm nước quá lâu sẽ dễ bị thối đòng, không thể trổ thoát, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất. Để khắc phục, bà con cần nhanh chóng rút nước ra khỏi ruộng, đảm bảo ruộng khô thoáng. Sau khi nước đã được rút, cần bổ sung ngay phân bón lá Bio Siêu Rước Đòng để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng. Giúp nuôi và dưỡng đòng, đảm bảo cây phát triển kịp thời, đứng lá và quang hợp tốt.
Ngoài ra, để tăng sức đề kháng và khả năng chống chịu cho lúa. Bà con nên sử dụng phân bón lá Bio Siêu Cứng Cây. Loại phân này chứa Kali và Silic nano siêu nhỏ, giúp cây hấp thụ dinh dưỡng nhanh chóng. Đặc biệt trong giai đoạn đẻ nhánh, giúp cây phục hồi mạnh mẽ, cứng cáp hơn và sinh trưởng ổn định, góp phần nâng cao năng suất cuối vụ.
>>> Xem thêm: Bộ sản phẩm dành cho lúa đạt năng suất cao
Đối với diện tích lúa đã trổ và đang chín, nếu gặp phải mưa ngập úng kéo dài. Hạt lúa dễ bị thối đen, có mùi chua hoặc nảy mầm ngay trên cây, làm giảm năng suất và chất lượng lúa gạo. Để khắc phục, bà con cần nhanh chóng tiêu thoát nước ở các trục chính, kênh mương và đồng ruộng. Rút nước dưới cổ bông, cổ đòng nhằm bảo vệ lúa chưa thu hoạch.
Ngoài ra, cần dựng lúa lên bằng cách buộc túm 3-5 khóm để giảm thiểu khả năng lúa tiếp xúc trực tiếp với mặt đất. Giúp tăng tỷ lệ kết hạt và lúa phục hồi nhanh chóng.
Khi ruộng đã khô ráo, tiến hành phun thuốc phòng trừ nấm và vi khuẩn với các hoạt chất như fenoxanil, tricyclazole, isoprothiolane,… Kết hợp phun phân bón lá vô gạo để hạn chế hiện tượng lem lép hạt và thúc đẩy quá trình vô gạo hiệu quả hơn, đảm bảo năng suất cuối vụ.
Chăm sóc rau màu sau ngập úng do mưa bão
Sau mưa bão, rau màu thường chịu nhiều thiệt hại nghiêm trọng do ngập úng, đổ ngã và sự phát triển của các loại sâu bệnh.
Để bảo vệ mùa màng và đảm bảo năng suất. Việc áp dụng các biện pháp kịp thời và hiệu quả là điều cần thiết.
Những biện pháp này không chỉ giúp giảm thiểu tổn thất mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng phục hồi nhanh chóng. Đảm bảo chất lượng sản phẩm trong những vụ tiếp theo.
Bà con cần thu hoạch kịp thời những diện tích rau màu đã đến thời kỳ thu hoạch để giảm thiểu thiệt hại do mưa lũ gây ra. Sau khi nước rút, việc chủ động khơi thông, nạo vét các mương máng, rãnh thoát nước trên ruộng là vô cùng quan trọng. Nhằm giúp đất nhanh chóng thoát nước, tránh tình trạng ngập úng kéo dài. Điều này không chỉ bảo vệ cây trồng mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc chăm sóc sau mưa lũ.
Để hạn chế sâu bệnh phát sinh và phát triển, bà con nên sử dụng các chế phẩm vi lượng giúp cây trồng nhanh phục hồi sau khi nước rút. Sản phẩm như Trichoderma rất hữu ích vì nó bổ sung vi sinh vật có lợi vào đất. Kích thích sự phát triển của bộ rễ, giúp cây trồng trở nên khỏe mạnh và bền vững hơn. Việc chăm sóc kịp thời sau mưa không chỉ giúp cây trồng hồi phục nhanh chóng mà còn hạn chế được tác động của các loại sâu bệnh gây hại.
Khi đất khô ráo, bà con cần tiến hành xới xáo, phá váng và vun gốc để tạo độ thoáng cho đất, giúp rễ cây không bị nghẹt. Đồng thời, việc bón bổ sung phân lân và phân bón lá như Top One là cần thiết để cung cấp NPK và các dưỡng chất thiết yếu khác. Điều này sẽ giúp cây rau màu hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. Kích thích ra rễ, chồi mới và lá non phát triển mạnh mẽ, đảm bảo cho vụ mùa tiếp theo đạt năng suất tốt.
Vệ sinh đồng ruộng cũng là một bước không thể thiếu sau mưa lũ. Bà con cần thu dọn và tiêu hủy các tàn dư thực vật như cành lá rụng, cây héo úa nhằm cách ly nguồn bệnh. Việc xử lý vôi và làm sạch cỏ dại, sau đó xới vùi chúng vào đất sẽ giúp loại bỏ mầm bệnh. Cải thiện chất lượng đất và tạo điều kiện tốt hơn cho cây trồng trong giai đoạn phục hồi. Những biện pháp này sẽ giúp bà con bảo vệ mùa màng và chuẩn bị cho vụ mùa tiếp theo một cách hiệu quả.
Sau khi trải qua giai đoạn mưa lụt, bà con nông dân nên chú trọng vào việc chuẩn bị kỹ lưỡng cho vụ gieo trồng mới để đảm bảo cây trồng phát triển tốt trong điều kiện đất đã bị ảnh hưởng.
Đầu tiên, bà con nên chia ruộng rau thành các luống nhỏ và đánh luống cao nhằm giúp dễ dàng thoát nước, tránh tình trạng ngập úng kéo dài làm hại đến rễ cây. Việc chia luống hợp lý còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc chăm sóc và thu hoạch sau này.
Bà con cũng nên chọn sử dụng các loại giống rau màu có năng suất và chất lượng ổn định, đồng thời có khả năng thích nghi tốt với điều kiện mưa bão. Những giống cây này thường có khả năng chống chịu cao trước các tác động bất lợi của thời tiết, giúp giảm thiểu rủi ro cho vụ mùa mới.
Bên cạnh đó, việc lựa chọn giống cây trồng phù hợp cũng giúp bà con tăng cường năng suất và chất lượng nông sản, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Ở các vùng trồng rau màu chuyên canh, bà con được khuyến cáo thực hiện chế độ luân canh cây trồng một cách hợp lý sau mỗi vụ thu hoạch. Việc này đặc biệt quan trọng đối với những ruộng đã bị ngập nước, vì luân canh không chỉ giúp cải thiện chất lượng đất mà còn giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ lây lan của các dịch hại từ vụ trước.
Thực hiện các biện pháp này sẽ đảm bảo cho mùa vụ mới được triển khai hiệu quả và thành công.
Bảo vệ cây ăn trái bị ngập lụt do mưa bão
Sau khi bão lũ qua đi, đối với những vườn cây bị gãy cành, đổ nghiêng, bà con cần thực hiện các bước khắc phục để cây nhanh chóng hồi phục.
Đầu tiên, ngay sau khi hết mưa, bà con cần tiến hành khơi thoát nước cho vườn cây, dựng thẳng gốc cây và sử dụng cọc chống để cây không bị nghiêng trở lại, đặc biệt đối với cây thân gỗ.
Tiếp theo, cần cắt bỏ các cành cây bị gãy hoặc tổn thương. Nếu cây chỉ bị gãy ít cành (dưới 1/3 tán), chỉ cần cắt bỏ cành gãy, còn đối với cây bị gãy nhiều cành (trên 1/3 tán), nên cắt hết các cành bị hư hại và giữ lại các cành còn lá để cây quang hợp, sau khi hồi phục sẽ tiến hành tạo tán mới.
Với những cây đang mang quả, dựa vào mức độ thiệt hại mà cắt tỉa bớt hoặc cắt hết quả để tập trung dinh dưỡng nuôi cây.
Các vết cắt hoặc tổn thương lớn cần được xử lý ngay bằng dung dịch thuốc sát khuẩn như vôi bột hoặc dung dịch Boóc-đô để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập.
Ngoài ra, sau khi mặt đất khô ráo, bà con nên xới phá váng mặt đất quanh gốc để rễ cây có thể hấp thụ oxy, đồng thời sử dụng vôi bột và thuốc phòng trừ bệnh nấm để tưới xung quanh cây.
Các chế phẩm chứa hoạt chất Metalaxyl + Mancozeb hoặc Dimethomorph sẽ giúp cây chống lại nấm bệnh một cách hiệu quả.
Khi cây bắt đầu hồi phục, bà con nên định kỳ phun bổ sung phân bón lá, bón NPK và các chế phẩm sinh học như Trichoderma để tăng cường khả năng hồi phục của cây.
Đối với vườn cây bị ngập nước, cần loại bỏ rác và bùn bám trên cây để tăng khả năng quang hợp.
Bà con cũng nên xới phá váng đất quanh gốc cây, rắc vôi bột và sử dụng thuốc trừ bệnh nấm để bảo vệ cây. Sau khoảng 7-10 ngày, tiến hành bón xử lý chất kích thích ra rễ + lân + chế phẩm sinh học (Trichoderma) ủ với phân chuồng hoai mục hoặc phân hữu cơ vi sinh để bón theo hình chiếu tán cây giúp cây phát triển rễ tơ mới.
Khi rễ bắt đầu hồi phục (khoảng 10-15 ngày), tiếp tục bón phân NPK và phun phân bón lá Organic Andu Bio để cây phát triển tốt hơn.
Những cây bị hại nặng, rụng toàn bộ lá và chết cành nên được đào bỏ và tiêu hủy để tránh lây lan mầm bệnh.
Để đảm bảo sự phát triển bền vững của vườn cây sau khi trải qua mưa bão, bà con cần thực hiện đầy đủ các biện pháp khắc phục và chăm sóc kịp thời. Việc khơi thông thoát nước, cắt tỉa cành gãy, xử lý vết thương và bón phân hợp lý không chỉ giúp cây phục hồi nhanh chóng mà còn tăng cường khả năng chống chịu với các điều kiện bất lợi trong tương lai.
Nhờ áp dụng đúng kỹ thuật và sử dụng các chế phẩm sinh học như Trichoderma, cây trồng sẽ nhanh chóng phục hồi, sinh trưởng mạnh mẽ, đảm bảo năng suất và chất lượng mùa vụ.