Chanh dây là một trong những cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao, nhưng để đạt được năng suất và chất lượng tối ưu. Người nông dân cần chú trọng vào quy trình chăm sóc, đặc biệt là dinh dưỡng cho cây.
Bio Việt Nam tự hào là đối tác đáng tin cậy của bà con nông dân. Cung cấp các dòng phân bón lá và sản phẩm chuyên dụng, giúp cây chanh dây phát triển mạnh mẽ và bền vững.
Với công thức tiên tiến, sản phẩm của Bio Việt Nam không chỉ bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu. Mà còn giúp cải thiện độ bền của cây, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh và thời tiết bất lợi.
Nhờ đó, cây chanh dây không chỉ đạt năng suất cao mà chất lượng quả cũng được cải thiện. Đáp ứng yêu cầu của thị trường trong và ngoài nước.
Hãy cùng Bio Việt Nam nâng cao hiệu quả kinh tế từ cây chanh dây, mang đến mùa vụ thành công và bội thu.
Những lưu ý khi chăm sóc chanh dây
Để có những quả chanh dây mọng nước, đẹp mã. Bà con cần chú ý chăm sóc một số điều kiện bên ngoài như sau:
Đất đai
Cây chanh leo không quá kén đất, nhưng phát triển tốt nhất ở những loại đất có thành phần cơ giới nhẹ. Thoát nước tốt, vùng đất bằng phẳng và có khí hậu ấm áp. Đất trồng cần đảm bảo khả năng thoát nước tốt, pH từ 5.5 đến 6.0. Và tầng đất canh tác ít nhất 50cm.
Độ cao lý tưởng so với mực nước biển từ 500 – 1.000m. Riêng chanh dây tím thích hợp nhất ở độ cao từ 600 – 800m.
Nhiệt độ
Cây chanh dây phát triển tốt trong khoảng nhiệt độ từ 16 – 30°C. Và cần được trồng ở những vùng không có sương muối. Ở các tỉnh vùng cao phía Bắc, những nơi có rét đậm, rét hại và sương muối thường không phù hợp để trồng cây này. Nếu nhiệt độ dưới 10°C, cây có nguy cơ chết.
Lượng mưa
Cây yêu cầu lượng mưa trung bình khoảng 1.600mm/năm, phân bố đều. Ở giai đoạn ra quả và nuôi quả, cây cần nhiều nước hơn; nếu thiếu nước, quả sẽ teo, sần sùi và dễ rụng.
Tỉa cành và tạo tán phù hợp cho dàn chanh dây
Việc cắt tỉa cành và tạo tán cho cây chanh leo rất quan trọng vì cây có tốc độ sinh trưởng nhanh. Kỹ thuật tỉa cành và tạo tán đúng cách sẽ giúp cây tiếp xúc tốt với ánh sáng. Phát triển thân cân đối, nâng cao khả năng chống chịu sâu bệnh. Kích thích ra hoa nhiều, đậu quả sai và đạt năng suất cao.
Khi tỉa cành, cần cắt cách điểm phân cành chính khoảng 10-15cm, dùng kéo hoặc dao sắc để cắt. Bắt đầu từ trong tán ra ngoài, ưu tiên cắt cành lớn trước rồi đến cành nhỏ. Sau khi hoàn thành, nên dọn dẹp gọn gàng để tránh lưu mầm bệnh trong vườn.
Việc tạo tán cho cây nên bắt đầu khi cây đạt chiều cao khoảng 1m. Bấm bớt lá ở gốc, để cây leo lên giàn khoảng 20-40cm rồi cho ra 5-6 cành cấp 1 tỏa đều các hướng. Tiếp tục bấm ngọn để cây phát triển tán cấp 2 với 4-5 cành lan tỏa. Quy trình này kéo dài từ khi mới trồng đến khi cây phủ kín giàn.
Khi cây đã kín giàn, tạo thêm tầng bằng cách hạ cây xuống thấp hơn. Giúp mở rộng diện tích giàn và tăng năng suất quả. Trong suốt quá trình trồng và thu hoạch, bà con cần tỉa bỏ:
- Các cành mọc dày, lộn xộn
- Cành nhiễm sâu bệnh
- Cành yếu, còi cọc ở phía dưới
- Cành vượt tăng trưởng bất thường
- Cành không còn khả năng ra hoa, đậu quả
- Cành đã cho quả ở vụ trước
- Các lá già, lá sâu bệnh dưới gốc
- Trong giai đoạn cây nuôi quả lớn, cũng cần tỉa bớt lá tại vị trí quả và những lá trên cành không đậu quả.
Bón phân cung cấp dinh dưỡng cho chanh dây
Trong giai đoạn cây con, việc bón thúc là cần thiết để kích thích rễ, cành, và lá phát triển mạnh. Mỗi lần bón, sử dụng khoảng 0,1 – 0,2 kg phân NPK với hàm lượng Đạm (N) và Lân (P) cao (như loại 16-16-8 hoặc 20-20-10). Thời gian bón cách nhau 10-15 ngày, và duy trì đều đặn trong 2 tháng đầu tiên.
Bổ sung dinh dưỡng cho đất trồng
Từ tháng thứ 2 đến tháng thứ 6, vẫn dùng phân NPK với tỷ lệ N và P cao, tăng liều lượng lên 0,2 – 0,3 kg cho mỗi cây. Để phân dễ thấm vào đất và hạn chế mất mát do bay hơi, có thể hòa phân vào nước và tưới trực tiếp. Mỗi tháng bón khoảng 2 lần.
Bổ sung dinh dưỡng cho đất, kích thích bộ rễ phát triển bà con bón thêm Trichoderma. Sản phẩm giúp tăng hệ vi sinh vật cho đất, kích rễ phát triển, hút được nhiều dinh dưỡng, tạo điều kiện cho cây trồng khoẻ mạnh.
Từ tháng thứ 6 trở đi, khi cây bắt đầu ra hoa và kết trái. Chuyển sang dùng phân NPK với tỷ lệ Kali (K) cao nhằm nâng cao chất lượng và tỷ lệ đậu trái. Lượng phân bón mỗi lần khoảng 0,3 – 0,5 kg cho mỗi gốc, mỗi tháng 2 lần.
Đối với phân hữu cơ, bón vào đầu hoặc cuối mùa mưa bằng cách đánh rãnh quanh gốc. Bón 5-10 kg phân chuồng đã ủ hoai cùng với 0,3 – 0,5 kg supe lân, rồi trộn đều và lấp đất. Rãnh bón phân sâu khoảng 25-30 cm và cách gốc từ 0,5 – 1 m.
Nếu vào mùa thu hoạch, có thể tạm hoãn bón phân hữu cơ và thực hiện vào thời điểm thích hợp. Đảm bảo được mỗi năm bón hữu cơ một lần.
>>> Xem thêm: Chăm sóc sức khoẻ đất trồng cây
Bổ sung dinh dưỡng qua lá
Việc phun phân vi lượng qua lá giúp cải thiện tình trạng thiếu vi lượng. Khi lá có dấu hiệu vàng nhạt và gân xanh nổi rõ. Tiến hành phun 1-2 lần mỗi năm, chọn ngày mát trời để phun đều mặt lá, giúp cây hấp thụ tốt hơn. Có thể kết hợp với thuốc bảo vệ thực vật khi phun.
Bio Siêu Đậu Trái là sản phẩm phân bón chuyên dụng. Được thiết kế đặc biệt để hỗ trợ cây chanh dây phát triển mạnh mẽ và tạo ra trái đẹp, chất lượng cao. Với các thành phần đặc biệt, sản phẩm này mang lại nhiều lợi ích trong quá trình chăm sóc cây chanh dây:
Chống rụng hoa và quả non
Nhờ chứa Bo (B), Bio Siêu Đậu Trái giúp hạn chế hiện tượng rụng hoa và rụng quả non. Một vấn đề thường gặp do thiếu hụt Bo. Điều này giúp cây phát triển ổn định, đảm bảo năng suất cao và chất lượng quả tốt.
Ngăn ngừa nứt trái và thối trái
Sản phẩm còn bổ sung lân và canxi, hai chất thiết yếu giúp ngăn ngừa tình trạng nứt trái và thối trái do thiếu dưỡng chất. Cung cấp đủ lân và canxi giúp trái chanh dây trở nên chắc khỏe, bền bỉ và có hình thức bắt mắt.
Mẫu mã đẹp hơn
Với thành phần dinh dưỡng cần thiết giúp thúc đẩy quá trình phát triển, vỏ trái tròn đều, căng bóng. Đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường hiện nay.
Các biện pháp chăm sóc định kỳ khác cho chanh dây
Ngoài bổ sung dinh dưỡng, bà con cần chú ý chăm sóc định kì cho vườn cây trồng như sau:
Làm bồn
Đây là một kỹ thuật quan trọng trong quá trình chăm sóc chanh dây, giúp duy trì độ ẩm và tăng hiệu quả của việc tưới nước và bón phân. Việc làm bồn giúp ngăn ngừa hiện tượng rửa trôi và xói mòn các chất dinh dưỡng trong đất. Bồn nên được đắp cao từ 10-15 cm và cách gốc 0,5-1m khi cây bước vào giai đoạn cho trái.
Làm cỏ
Nên ưu tiên các biện pháp thủ công để xới cỏ quanh gốc cây một cách định kỳ. Tránh lạm dụng thuốc diệt cỏ để bảo vệ bộ rễ và sự phát triển của cây. Kết hợp với việc tụ gốc và làm sạch cỏ dại mỗi khi bón phân để hạn chế mầm bệnh cho cây chanh dây.
Thu hoạch quả chanh leo
Cây chanh leo có thời gian thu hoạch sớm. Chỉ sau 5 – 6 tháng trồng đã có thể bắt đầu thu quả. Để đảm bảo năng suất cao, thời gian khai thác kinh doanh tốt nhất là trong vòng 2 năm. Sau đó, bà con nên tiến hành cải tạo đất để chuẩn bị cho vụ trồng tiếp theo.
Với giống chanh leo tím, thời điểm thu hoạch lý tưởng là khi quả chuyển sang màu tím. Lựa chọn những trái đã chín và gần chín. Dùng kéo cắt cẩn thận để tránh làm trầy xước vỏ quả.
Với những kỹ thuật chăm sóc và thu hoạch đúng cách. Cây chanh leo không chỉ mang lại năng suất cao mà còn giúp bà con tối ưu hóa hiệu quả kinh tế. Việc duy trì các biện pháp chăm sóc định kỳ và thu hoạch đúng thời điểm sẽ đảm bảo chất lượng và sản lượng trái. Góp phần nâng cao thu nhập.
Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bà con thành công trong quá trình trồng và chăm sóc chanh leo. Đạt được mùa vụ bội thu và phát triển bền vững.